Slider 1 mini Slider 2 mini

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Filled under:


Posted By Đỗ Lộc Sơn14:40

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Chúa Là Con Đường

Filled under:

Posted By Đỗ Lộc Sơn01:47

Cho Con Vững Tin

Filled under:

Posted By Đỗ Lộc Sơn01:43

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

KÍNH BÁO

Filled under:

Trang blogspot vecungjiesus. Tạm thời đóng cửa. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã ủng hộ trang trong thời gian qua.
Xin giới thiệu trang: http://congdoansonloc.blogspot.com/
Là phụ trang Giáo xứ Sơn lộc: http://phucuong.titocovn.com/Gx%20Son%20loc 

Trân trọng kính mời quý đọc giả.
Ky Do

Posted By Đỗ Lộc Sơn00:45

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Cách Chữa Trị Tai Biến Mạch Máu Não! Chỉ Với Một Cây Kim, Cứu Được Một Mạng Người

Filled under:

CÁCH CHỮA TRỊ
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 

Chỉ với một cây kim, cứu được một mạng người 

tai_bienHãy nhớ Tai biến mạch máu não rất dễ nhận biết, kịp thời xử lý có thể cứu được mạng của họ tránh cho những tổn thương khiến cho họ tật nguyền suốt đời. Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu.
Tai biến mạch máu và cách xử lý khi gặp phải

Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…

NHẬN DIỆN – TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều.
Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đờí vì Tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng Tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.

XÁC ĐỊNH – TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

taibien_02
Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
C. N. G.
  • C. Yêu cầu người đó Cười
  • N. Yêu cầu người đó Nói
  • G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên
Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu ngay tức khắc.
Còn một dấu hiệu khác về Tai biến mạch máu não là Lưỡi của nạn nhân bị Cong, hoặc bị Ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Nếu mỗi người nhận được Email này, và gởi đi cho 10 người, thì ít nhất có một mạng người được cứu sống.

Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.

Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.
Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.
  1. Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
  2. Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
  3. Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
  4. Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
  5. Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
  6. Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
  7. Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.
Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.
Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. 
Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não’.
Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.
Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”
Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa

(Người gửi bài: Ngô Đức Cửu)

Posted By Đỗ Lộc Sơn23:07

Hỏi : xin cha giải thích rõ những hình thức phạm tội nghịch điều rắn thứ năm của Chúa.

Filled under:



Trả lời :

Chưa bao giờ hết, con người ngày nay đang sống thiếu bác ái  yêu thương, tha thứ cho nhau từ trong gia đình ra đến bên ngoài xã hội và cộng đồng thế giới. Trong gia đình, nhiều vợ chồng đã giết nhau, bỏ nhau để lấy người khác dù đã sống chung 20 ,30, 40 năm và có con cháu đông đúc..Bên VN có những cha mẹ đã bán con gái dưới tuổi thành niên cho bọn buôn người phục vụ cho kỹ nghệ mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn và tội lỗi. Điển hình ở Mỹ,  một bà mẹ đã chở hai con ra bờ biển Galveston ( Texas) và xô  chúng xuống nước để giết chúng, nhưng hai trẻ xấu số  này  đã được người khác vớt lên và thoát chết vì bà mẹ độc ác !

Trên bình diện quốc tế, chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Afghanistan , Irak và mới đây giữa nhóm Hamas và Do Thái trên giải Gaza, khiến hàng ngàn thương dân bị giết oan. Đăc biệt, bọn Hồi giáo quá khích ( ISIS)  đang giết người hàng loạt bên Irak, và Syria, bách hại tàn nhẫn những tín đồ thiếu số theo KitôGiáo và ngay cả các nhóm Hồi Giáo khác không thuộc phe nhóm của chúng.
Đây là một tai họa  lớn   cho thế giới hiện nay, khiến Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải lên án tai họa này vì những kẻ chủ chót đang nhân danh Thượng Đế của chúng để chặt đầu, giết hai thường dân vô tội ,kể cả đàn bà trẻ con.

Tại sao có những sự dữ nói trên từ trong gia đình ra đến cộng đồng thế giới như vậy?

Lý do duy nhất  để giải thích là  tại con người không còn biết yêu thương, tôn trọng sinh mang,danh dự , quyền sống  và tư hữu của người khác, không biết  tha thứ cho nhau từ trong gia đình ra đến bên ngoài xã hội.

Khi giết hại nhau, con người –có niềm tin hay không-  đã chà đạp giới răn  Thứ Năm của Thiên Chúa cấm con người không được giết nhau. Sở dĩ thế, vì sự sống  là  quà tặng thiêng liêng vô cùng quí giá mà Thiên Chúa đã  ban cho con người. Và chỉ một mình Ngài có quyền trên sự sống  đó  mà thôi.

Chính vì vậy mà ngay từ đầu Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái lệnh cấm này: 
Ngươi không được giết người” (Xh 20:13)

Sau này, trong bài giảng “Trên Núi”, Chúa Giêsu cũng  đã nhắc lại lệnh cấm trên và   còn ngăn cấm thêm cả việc  giận dữ, oán  ghét và trả thù nhau nữa:

Anh  em đã nghe Luật dạy rằng: chớ giết người, ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh  em mình thì đáng bị đưa ra tòa. Ai mắng anh  em mình là đồ ngốc thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng…”(Mt 5:21)

Chúa cấm oán thù và giết người vì Thiên Chúa là “tình thương, chậm bất bình và hay tha thứ”, nên ai không yêu thương thì không không biết Thiên Chúa là tình yêu. ( 1 Ga 4: 8).

Chúa Giêsu không những dạy  yêu thương người thân thuộc mà đặc biệt còn phải   
yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh  em.”  nữa (Ga. 5: 44)
Chính Chúa đã  nêu gương yêu thương và  tha thứ này khi Người cầu nguyện và tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Người như sau:

 Lậy Cha ,xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm. ( Lc 23: 34)
Cụ thể hơn nữa, Chúa đã tha thứ cho một gian phi ( kẻ trộm lành) cùng bị đóng đinh với Người  vì anh này biết sám hối và xin tha thứ:

 Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi  trên Thên Đàng.( Lc 23: 43)
Như thế cho ta thấy luật yêu thương quan trọng thế nào đối với mọi tín hữu Chúa Kitô ngày nay phải sống  giữa những nghịch cảnh của sự oán thù, nghen nghét, chém giết, sát hại nhau về mọi mặt tinh thần , tình cảm và thể lý ở khắp nơi trên thế giới.Có thể nói sự dữ  oán thù và giết  hại nhau đang thống trị thế giới và  quá nhiều người ở mọi nơi, thuộc  mọi nền văn hóa, ngôn ngữ.

Do đó, để đem lai an vui, bình  an  cho con người  từ trong gia đình  ra đến bên ngoài cộng đồng thế giới, thì thật cần thiết phải thực thi  luật yêu thương của Chúa,  và  giáo  lý của  Giáo Hội  dạy  về   những việc phải làm và không được làm liên quan đến  luật cấm làm hại và  giết người như Thiên Chúa đã nghiêm khắc ngăn cấm  trong  giới răn Thứ Năm của Bản Thập Giới (Decalogue). Cụ thể  áp dụng như sau:

1. Về mặt thể lý,cấm cố sát và tự sát (murder and suicide)

Vì chỉ một mình Thiên Chúa nắm trọn quyền sinh tử của mọi loài thụ tạo, nên không ai được phép giết người khác, dù là một thai nhi còn trong lòng mẹ, hay một bệnh nhân đang  thoi thóp trên giường bệnh và y khoa đang bó tay cứu chữa .Nói rõ hơn, không ai được phép trực tiếp hay gián tiếp làm điều gì khiến người khác phải thiệt mạng sống vì mình, cũng như không được phép  hủy hoại cơ thể như chặt cắt một bộ phận nào của thân thể- dù vì mục đích y khoa-  nhất là tự sát (tự tử) vì bất cứ lý do gì.

Như thế, để tôn trọng và bảo vệ sự sống là quà tặng linh thánh (sacred) Chúa ban, thì  không những không được trực tiếp giết người hoặc tự sát mà còn phải tránh những hành vi gián tiếp giết người như cộng tác có hiệu quả cho ai phá thai hoặc giết người khác,Ai phạm tội ngày sẽ tức khắc bi vạ tuyệt thông tiền kết ( latae sententiae, giáo luật số 1398) và  chỉ có Tòa Thánh được quyền  tháo gỡ mà thôi.

Ngoài ra ,được kể là có tội nếu  dùng thuốc cho chết êm dịu (euthanasia) dù y khoa đã bó tay. (SGLGHCG, số 2268-2270). Nói rõ hơn, dù cho bác sĩ đã vô phương cứu chữa thì phải để cho cái chết xảy ra cách tự nhiên ( natural death) chứ không được phép kết thúc sự sống cho nhanh bằng cách cho chich thuốc để  "chết êm diu=Euthanasia"theo lời khuyên của bác sĩ, y tá không có niềm tin Công Giáo. Chỉ trong trường hợp tim đã tự nhiên ngưng đập, óc não đã hết hoạt động và bênh nhân chỉ còn thở vì nhờ có  máy hô hấp (respirator) thì  khi đó  mới được phép rút máy ra vì để lâu cũng vô ích và còn thêm tốn phí cho gia đình bệnh nhân.

Ngoài ra, cũng trong mục đích bảo vệ sự sống, phải tránh những hành vi hay phương thế có thể gây nguy hại cho sức khỏe nhất là gây nguy hiểm cho mạng sống của mình và của người khác, như ăn uống quá độ, lạm dụng rượu ,thuốc lá và ma túy, lái xe quá tốc độ có thể  gây tai nạn cho chính mình và cho người khác cách vô cớ.Nghĩa là, nếu liều lĩnh lái xe quá nhanh ,hoặc  vượt đèn đỏ gây tai nạn hay tử thương cho ai thì đó là tội lỗi điều răn thứ năm mà người Công giáo cần phải tránh.

2. Về mặt tinh thần, phải tôn trọng nhân phẩm và linh hồn của người khác:

Giới răn thứ năm không những cấm làm những điều có hại cho sự sống thể lý của mình và của người khác như đã nói ở trên mà còn ngăn cấm cả những gì làm thiệt hại đến , tinh thần, danh dự và  đời sống thiêng liêng  của tha nhân  nữa.

Thật vậy, sự sống vẹn toàn của con người  gồm hai phần hồn và xác. Do đó, Thiên Chúa buộc con người phải tôn trọng sự sống thể lý của mình và của người khác, cũng như tôn trọng danh dự, đời tư và linh hồn của người khác như chính của mình.

Cụ thể, không được nói hay làm điều gì có hại cho thanh danh, đời tư của người khác. Không ai có bổn phận phải tố cáo cho người khác biết những gì có liên quan đến sự xấu kín của người khác.. Thí dụ, biết người nào đó ngoại tình, có tính gian tham,  thì người tín hữu Chúa Kitô không được phép tiết lộ cho người khác  biết chuyên "bê bối"  của người này khiến  phương hại cho thanh danh của nạn nhân trong công luận.Nếu vì bác ái thì chỉ nên cầu nguyện và tìm cách khuyên bảo kín người có đời sống sai trái đó mà thội. Nhưng ngược lại, nếu biết có người đã có vợ, có chồng mà  đang dối gạt để lấy người khác,  thì buộc phải tố cáo cho giáo quyền địa phương biết để ngăn cản việc sai trái về luân lý, giáo lý và giáo luật. Cũng vậy, khi biết có kể đang âm mưu giết ai, thì phải tố cáo cho nhà cầm quyền biết để ngăn chặn sự dữ khỏi xảy ra.

Trong mục đích tộn  trọng thanh danh và đời sống tinh thần của người khác, giới răn thứ Năm cũng đòi buộc mọi tín hữu phải tránh gương xấu làm cớ cho người khác vấp ngã, phương hại cho phần rỗi của tha nhân.

Cụ thể, không được tiếp tay với ai để khai thác kỹ nghệ  cờ bạc  nhất là kỹ nghệ mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho thú vui  vô luân, vô Đạo .Cộng tác vào những việc vô luân vô đạo này thì trước hết tự gây nguy hại cho linh hồn của chính  mình và cho phần rỗi của người đi tìm những thú vui cực  kỳ vô luân vô đạo đó. Ngoài ra,  buôn bán sách báo, phim ảnh bạo động và khiêu dâm cũng là điều phải tránh   để không  đầu độc giới trẻ và xô đẩy người lớn vào đường trụy lạc, phương hại cho phần rỗi của họ. Đây chính là   gương xấu phải tránh  mà  Chúa Giêsu đã khiêm khắc cảnh cáo sau đây:  

Không thể  không có những cớ làm cho người ta vấp ngã; nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã ! thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ nhỏ này vấp ngã. Anh  em hãy đề phòng." ( Lc 17: 1-3)

Thi hành lời dạy trên của Chúa , Giáo lý của Giáo Hội giải thích thêm như sau:
Gương xấu là thái độ hoặc cử chỉ khuyến khích tha nhân làm điều ác.Người làm gương xấu đã trở thành kẻ cám dỗ  người khác. Nó phá hoại nhân đức và sự  ngay chính.Nó có thể lôi kéo người đồng loại vào chỗ chết về phần linh hồn. Gương xấu là lỗi nặng nếu hành vi hoặc thái độ của người đó cố ý lôi kéo tha nhân vào một lỗi nặng." ( SGLGHCG, số 2284)

Nói khác đi, không phải chỉ giết người  mới là lỗi Điều Răn Thứ Năm, mà phải kể thêm  những việc làm có hại cho sức khỏe của mình và  của người  khác như chơi trò đấm đá ( boxing ), đua xe hơi ( auto race) buôn bán ma túy, cẩn sa, ăn uống quá độ, lái xe ẩu như đã nói ở trên. Mặt khác giới răn thứ năm cũng đòi buộc phải xa tránh những lối sống và nguy cơ tội lỗi cho chính mình và cho người khác như tiếp tay phổ biến dịp tội bằng việc mở sòng bạc, mở nhà chứa gái mãi dâm, buôn bán sách báo , phim ảnh khiêu dâm, buôn bán trẻ em và phụ nữ cho dịch vụ mãi dâm và ấu dâm ( child prostitution) vô luân vô đạo,.. tất cả đều lỗi nghịch Điều Răn Thứ Năm mà là người tín hữu Chúa Kitô chúng ta phải hết sức xa tránh để mưu ích hồn xác cho mình và cho người khác.

Tóm lại, mọi giới luật của Chúa đều nhằm mục đích đem lại lợi ích và hạnh phúc cho con người ngay trong cuộc sống ở đời này trước khi được sống hạnh phúc đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.Do đó , muốn tránh oán thù, chia rẽ, giết nhau từ trong gia đình đến bên ngoài xã hội và cộng đồng thế giới thì con người phải biết yêu thương, nhịn nhục và tha thứ, nếu không thì sự dữ sẽ ngày một thêm tăng vì con người tự làm khổ  mình và kẻ khác. Thiên Chúa tuyết đối không có lợi lộc gì mà phải ngăn cấm con người làm điều này tránh điều kia. Chúa ngăn cấm vì lợi ích của con người mà thôi. Vì thế,, tuân giữ các giới răn của Chúa- đặc biết là luật cấm giết người-  là tự tạo an vui hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong tâm tình cảm tạ Chúa đã thương ban những giới luật cần thiết cho ta tuân giữ để được chúc phúc và nhất là được cứu rỗi để sống hạnh phúc đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.. Chúa nói: “ ai có tai nghe thì nghe ( Mt 13: 43; Mc 7: 16; Lc 8: 8)


LM .Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Posted By Đỗ Lộc Sơn13:53

Các Vị Tử Đạo Mới Của Thời Đại (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ ')

Filled under:

Mỗi lần nói đến các thánh tử đạo, là chúng ta nghĩ ngay đến cảnh đầu rơi, máu đổ, gông cùm, gươm giáo … Thế nhưng, ở thời đại đang tiến dần tới Thế kỷ 21, những cảnh hành trình tàn bạo, cổ điển ngày xưa và sự bắt đạo của các chính quyền hầu như không thể tái diễn. Vì hiến pháp của bất cứ quốc gia nào cũng tôn trọng tự do tín ngưỡng và các quyền cơ bản của con người. Đàng khác, các án tử hình cũng dần dần được loại bỏ trong các bộ luật hình sự trên thế giới.

Ngày nay, khái niệm về tử đạo được hiểu rộng rãi hơn. Vì tử đạo là người dám chết cho công lý, cho hòa bình, chết cho con người, nhất là những người nghèo khổ hay bị áp bức, nói chung là chết vì chính Đạo, chết vì muốn sống theo con đường Tin Mừng của Chúa Giêsu, sống cho chân lý Phúc Âm. Trường hợp của cha Maximilianô Kolbê, ngài đã tự nguyện chết thay cho một người tù khác có gia đình, trong trại tập trung của Đức Quốc xã. Vào năm 1971, Đức Phaolô VI không coi Cha là vị tử đạo, chỉ coi Cha là một người chịu đau khổ vì đức tin thôi (Confessor). Nhưng khi phong thánh cho cha vào năm 1982, Đức Gioan Phaolô II đã coi cha là một vị tử đạo. Trong bài giảng phong thánh cho Cha Kolbê, Đức Thánh Cha nói: “Cái chết được cha hồn nhiên đón nhận vì yêu người đồng loại, cái chết ấy lại không làm cho cha Kolbê đặc biệt giống Đức Kitô sao, Đức Kitô là mẫu mực của mọi vị tử đạo, là Đấng hiến mạng sống mình cho anh em?”

Trong Tông Thư “Tiến đến thiên niên kỷ thứ ba” (TMA), Đức Thánh Cha kêu gọi các Giáo Hội địa phương lập danh mục các vị tử đạo mới của thế kỷ này. Vì “trong thế kỷ này lại có những người tử đạo, thường là âm thầm, họ như thể là “những chiến sĩ vô danh”vì đại cuộc của Thiên Chúa. Giáo Hội không chỉ có những người đổ máu vì Đức Kitô mà còn có những bậc thày về đức tin, những nhà truyền giáo, những người tuyên xưng đức tin, những Giám mục, Linh mục, các trinh nữ, những người kết hôn, góa bụa và trẻ em” (TMA. 37).

Anh chị em thân mến,
Các Thánh Tử đạo là những người sống, làm chứng, loan truyền mầu nhiệm Thánh giá. Mỗi Kitô hữu, dầu không phải trải qua cái chết tử đạo thì đời sống vì đạo, sống vì Chúa, cho Chúa, cũng vẫn có thể loan truyền mầu nhiệm Thập giá cho thế giới. Sống như một chứng nhân là điều kiện thiết yếu để có thể chết như một chứng nhân.

Không hiểu vì lý do gì mà các vua quan Việt Nam ngày xưa đã dùng Thập giá làm phương tiện để thách đố niềm tin của các vị tử đạo. Họ gọi đó là “Quá Khóa”để dùng Thập giá vạch ranh giới giữa cái sống và cái chết: bước qua hay không bước qua Thập giá. Bước qua là được tiếp tục sống ở đời này, được trả lại tất cả những gì đã mất, được tặng thêm bao phú quý vinh hoa. Không bước qua là chấp nhận tù đày, mất tất cả và mất chính mạng sống. Chỉ cần một quyết định là mọi chuyện sẽ thay đổi. Chỉ cần một bước chân …

Đã có người bước qua và đã có nhiều người không bước qua, không quá khóa. Đã có người được khiêng qua Thập giá, nhưng đã co chân lên, như Thánh Antôn Nguyễn Đích. Đã có người bước qua Thập giá, nhưng sau lại hối hận, đó là trường hợp của ba vị thánh Augustino Phan Viết Huy, Nicôla Bùi Đức Thể và Đaminh Đinh Đạt. Vua Quan đã bày ra trước mặt các ông 10 cây vàng, một tượng Chúa Chịu Nạn và một thanh gươm, rồi nói: “Cho bay tự ý chọn, bước qua tượng thì được vàng, bằng không thì gươm sẽ chặt đôi người bay ra, xác sẽ bị bỏ trôi ngoài biển”. Đúng đây là một chọn lựa nghiêm chỉnh, chọn lựa này đụng đến tương lai và sinh mạng của tôi. Chọn lựa này bày tỏ thái độ của tôi đối với Đức Giêsu. Tôi chọn Chúa hay tôi chọn tôi. Thánh Anrê Kim Thông nói với quan tỉnh: “Thánh giá tôi kính thờ, tôi giẫm lên sao được”. Thánh Stêphanô Ven nói: “Tôi đã suốt đời thuyết giảng về đạo Thập giá, nay tôi lại đạp lên Thập giá thế nào được? Tôi thiết nghĩ sự sống đời này đâu quý hóa đến độ tôi phải bỏ đạo mà mua!”

Nhiều vị tử đạo đã được mời giả vờ bước qua Thánh giá, để quan có cớ mà tha cho, còn đức tin bên trong thì quan không đụng đến. Đây là một cám dỗ khá tinh vi và hấp dẫn, có vẻ được cả hai, đời này và đời sau. Nhưng liệu tôi có thể bên ngoài chà đạp một Đấng mà bên trong tôi tôn thờ không? Đứng trước Thánh giá là đứng trước một chọn lựa dứt khoát, không có giải pháp dung hòa hay lập lờ. Không ai có thể làm tôi hai chủ. Điều này vẫn đúng cho những chọn lựa mỗi ngày của các Kitô hữu qua mọi thời đại.

Không bước qua Thánh giá là làm chứng về niềm tin vào Đức Kitô. Dù chỉ là cây gỗ xếp chéo nhau, nhưng đó vẫn là một biểu tượng cho Thầy Chí Thánh, Đấng đã chịu chết trên Thánh giá. Các vị tử đạo đã không bước qua Thánh giá, vì họ tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Nhưng các ngài không phải chỉ là những chứng nhân đức tin mà còn là những chứng nhân đức mến. Đức Giêsu không phải chỉ là Đấng các ngài tin, mà còn là Đấng các ngài yêu mến bằng một tình yêu lớn nhất: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Cuối cùng, các vị Tử đạo còn là những chứng nhân cho một niềm hy vọng mãnh liệt vào sự sống đời sau. Cái chết khủng khiếp đang chờ họ, nhưng họ như nhìn thấy thế giới ở đàng sau cái chết tạm thời. Họ thấy Thiên đàng, thấy sự sống vĩnh cửu và hạnh phúc trường tồn. Chính vì thế, cái chết tử đạo không bao giờ mang nét bi đát của sự tuyệt vọng. Trái lại, nó ẩn chứa một sự bình an, vui tươi của người được hạnh phúc gặp Đấng mình mới tin mà chưa giáp mặt.

Anh chị em thân mến,
Các vị tử đạo là những chứng nhân dám chết cho niềm tin, cho tình yêu, cho chân lý của Tin Mừng. Có thể chúng ta không được ơn tử đạo, nhưng chắc chắn chúng ta phải trở nên chứng nhân cho Chúa. Làm chứng cho Chúa, nếu không phải đổ máu thì cũng phải chấp nhận mất mát thiệt thòi, bị coi rẻ. Làm chứng đòi trả giá. Giá càng cao thì lời chứng càng đáng tin. Mỗi thời đại nhạy cảm với một lối làm chứng. Lối làm chứng của cha Kolbê, của Mẹ Têrêsa Calcutta, của các tu sĩ bị ám sát ở Algêri, rất hấp dẫn con người hôm nay. Cần tìm được những lối sống Tin Mừng phù hợp khiến người ta dễ tin có Chúa, có linh hồn, có đời sau. Giữa một thế giới chạy theo tiện nghi vật chất và không cần đến Thiên Chúa, phải chăng người Kitô hữu được mời gọi sống một đời sống đơn sơ, chia sẻ và phụ vụ trong vui tươi? Khi con người hôm nay như bị cuốn hút vào cơn lốc của hưởng thụ, khoái lạc, quyền lực, phải chăng người Kitô hữu được mời gọi làm chứng bằng thái độ thanh thoát, trong sáng và vô vụ lợi? Làm chứng bao giờ cũng là lội ngược dòng thế gian. Các Thánh Tử đạo đã làm chứng trong thời bị bách hại. Là con cháu các ngài, chúng ta được mời gọi làm chứng trong thời đất nước chuyển mình theo kịp thế giới. Thời nào, người Kitô hữu cũng được đặt trước Thánh giá, dấu hiệu của một tình yêu hiến thân, một sự từ bỏ tận căn, một sự khiêm hạ đến tận cùng. Hãy đặt Chúa lên trên mạng sống của mình, yêu Chúa trên hết mọi sự.

Posted By Đỗ Lộc Sơn13:43